Hiện nay, với cơn sốt của bất động sản, giá đất tăng cao. Với suy nghĩ tấc đất tấc vàng. Có nhiều mảnh đất ở sâu trong ngõ, không có lối đi ra. Đối với những trường hợp đó, có được mở lối đi trên đất của người khác không? Bài viết sau đây sẽ giải đáp vấn đề trên.
Quy định về quyền đối với bất động sản liền kề
Khái niệm
Điều 245 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
Quyền đối với bất động sản liền kề là quyền được thực hiện trên một bất động sản (gọi là bất động sản chịu hưởng quyền). Nhằm phục vụ cho việc khai thác một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác (gọi là bất động sản hưởng quyền).
Căn cứ để xác lập quyền đối với bất động sản liền kề
Điều 246 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
Quyền đối với bất động sản liền kề được xác lập do địa thế tự nhiên, theo quy định của luật, theo thỏa thuận hoặc theo di chúc.
Có được mở lối đi trên đất của người khác không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 254 Bộ luật dân sự 2015 về lối đi qua như sau:
Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác. Mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng. Có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất. Có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm. Lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua. Phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Như vậy có thể mở lối đi trên đất của người khác. Khi bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng. Thì có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc. Dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng của lối đi do các bên tự thỏa thuận.
Giải quyết tranh chấp về mở lối đi qua
Nếu chủ sở hữu bất động sản bao bọc không đồng ý mở lối đi thì có thể gửi đơn yêu cầu hòa giải lên Ủy ban nhân dân xã. Vì theo quy định của Luật đất đai 2013. Tranh chấp đất đai bắt buộc phải hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã. Nếu hòa giải không thành thì có thể khởi kiện ra Tòa.
Trên đây là phần giải đáp của Luật sư giỏi Nếu bạn còn câu hỏi gì liên quan. Hãy liên hệ với chúng tôi để được Tư vấn luật cụ thể hơn.