cong-ty-viet-nam-co-the-giai-quyet-bang-phap-luat-nuoc-ngoai
cong-ty-viet-nam-co-the-giai-quyet-bang-phap-luat-nuoc-ngoai

Theo quy định của pháp luật, pháp luật nước ngoài được áp dụng khi có yếu tố nước ngoài. Vậy hai doanh nghiệp đều thành lập tại Việt Nam thì có thể yêu cầu giải quyết bằng pháp luật nước ngoài không?

Tranh chấp có yếu tố nước ngoài là gì?

Điều 663 Bộ luật Dân sự 2015 quy định quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài như sau:

Phần này quy định về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

Trường hợp luật khác có quy định về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài không trái với quy định từ Điều 664 đến Điều 671 của Bộ luật này thì luật đó được áp dụng, nếu trái thì quy định có liên quan của Phần thứ năm của Bộ luật này được áp dụng.

Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;
  • Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;
  • Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.

Hai doanh nghiệp đều thành lập tại Việt Nam thì có thể yêu cầu giải quyết bằng pháp luật nước ngoài không?

Tại Điều 13 Luật Thương mại 2005 quy định về nguyên tắc áp dụng tập quán trong hoạt động thương mại như sau:

Trường hợp pháp luật không có quy định, các bên không có thoả thuận và không có thói quen đã được thiết lập giữa các bên thì áp dụng tập quán thương mại nhưng không được trái với những nguyên tắc quy định trong Luật này và trong Bộ luật dân sự.

Theo Điều 5 Luật Thương mại 2005 quy định về việc áp dụng điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán thương mại quốc tế như sau:

  1. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế hoặc có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
  2. Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

Như vậy theo quy định trên thì pháp luật nước ngoài chỉ áp dụng khi giao dịch có yếu tố nước ngoài.

Trên đây là bài viết của Bình Dương law. Nếu bạn có câu hỏi hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn luật cụ thể. Chúng tôi có đội ngũ luật sư giỏi với kinh nghiệm chuyên sau và đa dạng lĩnh vực.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây