thoa-thuan-phan-chia-di-san-thua-ke
thoa-thuan-phan-chia-di-san-thua-ke

Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế là việc các đồng thừa kế cùng nhau phân chia di sản thừa kế. Việc thỏa thuận phân chia di sản thừa kế phải được tất cả những người thừa kế ký vào văn bản. Vậy người thừa kế đang ở nước ngoài thì làm sao để ký vào văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Bài viết sau sẽ giải đáp cho các bạn.

Quy định về việc công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản

Điều 57 Luật công chứng 2014 quy định như sau:

Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc. Không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người. Thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.

Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản. Đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản. Và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản. Nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản. Và hưởng di sản là không đúng pháp luật. Thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng. Công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.

Theo như quy định trên thì những đồng thừa kế phải cùng có mặt và ký tên vào văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.

Trường hợp một trong những đồng thừa kế không thể có mặt để ký vào văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế thì giải quyết như sau.

Một trong những đồng thừa kế đang ở nước ngoài thì ký vào văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế như thế nào?

Khoản 2 Điều 55 Luật công chứng 2014 quy định:

Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền. Không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng. Thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng. Nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền. Bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú. Công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này. Hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền.

Trường hợp người đang ở nước ngoài thì có thể ủy quyền cho người khác ký vào văn bản thỏa thuận.

Công chứng ở nước ngoài

Điều 78 Luật công chứng 2014 quy định  việc công chứng ở nước ngoài như sau:

Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự. Của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài. Được công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản, văn bản ủy quyền. Và các hợp đồng, giao dịch khác. Theo quy định của Luật này và pháp luật về lãnh sự, ngoại giao. Trừ hợp đồng mua bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, góp vốn bằng bất động sản tại Việt Nam.

Như vậy, nếu đồng thừa kế đang ở nước ngoài không thể ký vào văn bản thỏa thuận. Thì ủy quyền cho người khác ký vào văn bản thỏa thuận. Hợp đồng ủy quyền phải được công chứng tại Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài. Sau đó, bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này.

Trên đây là phần giải đáp của Luật sư giỏi. Nếu bạn cần tư vấn luật hãy liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi có đội ngũ luật sư ở nhiều nơi: Luật sư Thủ Dầu Một  Luật sư Bến Cát Luật sư Thủ Đức

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây