Hiện nay tình trạng mất cắp đang diễn ra rất phức tạp. Nên nhiều người chọn biện pháp gửi xe để đảm bảo. Khi bên giữ xe làm mất xe sẽ phải đền bù. Thế nhưng gửi xe không có thẻ, mất có được đền bù.
Khái niệm về hợp đồng gửi giữ tài sản
Điều 554 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên. Theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản. Và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ. Trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công.
Hình thức của hợp đồng gửi giữ tài sản
Hợp đồng gửi giữ tài sản, là một giao dịch dân sự. Nên hình thức của hợp đồng gửi giữ phải tuân theo quy định của Điều 119 Bộ luật dân sự 2015:
- Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
- Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.
Như vậy, hợp đồng gửi giưc có thể được lập bằng lời nói. Việc người giữ nhận xe đã xác lập giao dịch nhận giữ xe.
Quyền và nghĩa vụ của bên gửi
Nghĩa vụ của bên gửi tài sản
- Khi giao tài sản phải báo ngay cho bên giữ biết tình trạng tài sản. Và biện pháp bảo quản thích hợp đối với tài sản gửi giữ. Nếu không báo mà tài sản gửi giữ bị tiêu hủy hoặc hư hỏng. Do không được bảo quản thích hợp thì bên gửi phải tự chịu. Nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
- Phải trả đủ tiền công, đúng thời hạn và đúng phương thức đã thỏa thuận.
Quyền của bên gửi tài sản
Yêu cầu lấy lại tài sản bất cứ lúc nào, nếu hợp đồng gửi giữ không xác định thời hạn, nhưng phải báo trước cho bên giữ một thời gian hợp lý.
- Yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên giữ làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.
Nghĩa vụ của bên giữ tài sản
Khi giữ tài sản, bên giữ phải thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 557 Bộ luật dân sự 2015:
- Bảo quản tài sản theo đúng thỏa thuận, trả lại tài sản cho bên gửi theo đúng tình trạng như khi nhận giữ.
- Chỉ được thay đổi cách bảo quản tài sản nếu việc thay đổi là cần thiết nhằm bảo quản tốt hơn tài sản đó, nhưng phải báo ngay cho bên gửi biết về việc thay đổi.
- Thông báo kịp thời cho bên gửi biết về nguy cơ hư hỏng, tiêu hủy tài sản do tính chất của tài sản đó và yêu cầu bên gửi cho biết cách giải quyết trong một thời hạn; nếu hết thời hạn đó mà bên gửi không trả lời thì bên giữ có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo quản và yêu cầu bên gửi thanh toán chi phí.
- Phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.
Như vậy, theo quy định trên, khi bên giữ làm mất xe thì phải bồi thường. Cho dù việc gửi giữ được lập bằng văn bản hay bằng lời nói. Hình thức và mức bồi thường do hai bên thỏa thuận.
Trên đây là bài viết của Bình Dương law. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn. Chúng tôi có đội ngũ luật sư giỏi, chuyên tư vấn luật: dân sự, đất đai, hôn nhân gia đình, lao động,…