boi-thuong-ve-cay-trong
boi-thuong-ve-cay-trong

Theo quy định của Luật đất đai, khi Nhà nước thu hồi đất. Người sử dụng đất sẽ được bồi thường về đất và chi phí đầu tư vào đất. Vậy đối với cây trồng và vật nuôi trên đất có được bồi thường không.

Nhà nước thu hồi đất là gì?

Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai.

Thẩm quyền thu hồi đất

Điều 66 Luật đất đai 2013 quy định những cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất gồm:

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

  • Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
  • Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.

Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

  • Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
  • Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Khi Nhà nước thu hồi đất có được bồi thường về cây trồng và vật nuôi không?

Điều 90 Luật đất đai 2013 quy định: Khi Nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt hại về cây trồng và vật nuôi thì phải bồi thường. Việc bồi thường được thực hiện cụ thể như sau:

Bồi thường đối với cây trồng:

  • Đối với cây hàng năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị sản lượng của vụ thu hoạch. Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ cao nhất trong 03 năm trước liền kề của cây trồng chính tại địa phương và giá trung bình tại thời điểm thu hồi đất;
  • Đối với cây lâu năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị hiện có của vườn cây theo giá ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất mà không bao gồm giá trị quyền sử dụng đất;
  • Đối với cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thể di chuyển đến địa điểm khác thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế do phải di chuyển, phải trồng lại;
  • Đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, cây rừng tự nhiên giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trồng, quản lý, chăm sóc, bảo vệ thì bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế của vườn cây; tiền bồi thường được phân chia cho người quản lý, chăm sóc, bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

Bồi thường đối với vật nuôi là thủy sản

  • Đối với vật nuôi là thủy sản. Mà tại thời điểm thu hồi đất đã đến thời kỳ thu hoạch thì không phải bồi thường;
  • Đối với vật nuôi là thủy sản. Mà tại thời điểm thu hồi đất chưa đến thời kỳ thu hoạch. Thì được bồi thường thiệt hại thực tế do phải thu hoạch sớm. Trường hợp có thể di chuyển được thì được bồi thường chi phí di chuyển. Và thiệt hại do di chuyển gây ra; mức bồi thường cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

Như vậy, theo quy định trên thì khi Nhà nước thu hồi đất. Nếu gây thiệt hại về cây trồng và vật nuôi thì phải bồi thường. Quy định này phù hợp với quy định của Bộ luật dân sự 2015. Người gây thiệt hại phải bồi thường.

Trên đây là bài viết của Bình Dương law. Nếu bạn có thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Chúng tôi có đội ngũ luật sư giỏi chuyên tư vấn luật: đất đai, dân sự, lao động, hôn nhân gia đình,…

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây