xu-phai-lan-chiem-long-duong
xu-phai-lan-chiem-long-duong

Việc buôn bán lấn chiếm lòng lề đường là hiện tượng diễn ra rất phổ biến tại các thành phố. Điều này gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đối với những người tham gia giao thông. Mức phạt đối với hành vi lấn chiếm lòng lề đường như thế nào?

Hành vi lấn chiếm lòng lề đường là gì?

Theo quy định của luật giao thông đường bộ 2008:

Đường bộ gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ.

Công trình đường bộ gồm đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn, đảo giao thông, dải phân cách, cột cây số, tường, kè, hệ thống thoát nước, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và các công trình, thiết bị phụ trợ đường bộ khác.

Lấn chiếm lòng lề đường là hành vi sử dụng diện tích của đường bộ mà không được cơ quan chức năng cho phép.

Khoản 3 Điều 8 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định. Các hành vi bị cấm, trong đó có: Sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép.

Các hành vi lấn chiếm lòng lề đường bị cấm

Khoản 2 Điều 35 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định.

Không được thực hiện các hành vi sau đây:

  • Họp chợ, mua, bán hàng hóa trên đường bộ;
  • Tụ tập đông người trái phép trên đường bộ;
  • Thả rông súc vật trên đường bộ;
  • Phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản hoặc để vật khác trên đường bộ;
  • Đặt biển quảng cáo trên đất của đường bộ;
  • Lắp đặt biển hiệu, biển quảng cáo hoặc thiết bị khác làm giảm sự chú ý, gây nhầm lẫn nội dung biển báo hiệu hoặc gây cản trở người tham gia giao thông;
  • Che khuất biển báo hiệu, đèn tín hiệu giao thông;
  • Sử dụng bàn trượt, pa-tanh, các thiết bị tương tự trên phần đường xe chạy;
  • Hành vi khác gây cản trở giao thông.

Mức phạt với hành vi lấn chiếm lòng lề đường

Hành vi mua, bán lấn chiếm lòng lề đường có thể bị xử phạt theo điểm a khoản 1, điểm c khoản 2, điểm b khoản 5 và điểm e khoản 6 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP với các mức phạt như sau:

  1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng với tổ chức có hành vi bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại (2), (3), (4) mục này.
  2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng với cá nhân, từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng với tổ chức có hành vi chiếm dụng dải phân cách giữa của đường đôi làm nơi bày, bán hàng hóa, trừ các hành vi vi phạm quy định tại (3) và (4) mục này;
  3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng với cá nhân, 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng với tổ chức có hành vi sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa, trừ các hành vi vi phạm quy định tại (4) mục này;
  4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng với tổ chức có hành vi bày, bán máy móc, thiết bị, vật tư, vật liệu xây dựng hoặc sản xuất, gia công hàng hóa trên lòng đường đô thị, hè phố.

Biện pháp khắc phục hậu quả

Buộc phải thu dọn vật tư, vật liệu, hàng hóa. Và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

Buộc phải thu dọn rác, chất phế thải, phương tiện, vật tư, vật liệu, hàng hóa, máy móc, thiết bị, biển hiệu, biển quảng cáo, các loại vật dụng khác và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

Trên đây là bài viết của Bình Dương law. Nếu bạn cần tư vấn luật. Hãy liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi có đội ngũ luật sư giỏi chuyên tư vấn: dân sự, hôn nhân gia đình, đất đai, lao động,…

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây