nhan-luong-bao-nhieu-phai-dong-thue
nhan-luong-bao-nhieu-phai-dong-thue

Theo quy định của pháp luật thì cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế. Thế nhưng nhận lương bao nhiêu thì phải đóng thuế. Là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm. Bài viết sau sẽ giải đáp vấn đề trên.

Những thu nhập phải chịu thuế từ tiền lương

Điều 11 Luật thuế thu nhập cá nhân được hướng dẫn bởi Khoản 2 Điều 8 Thông tư 111/2013/TT-BTC. Quy định về thu nhập tính thuế từ tiền lương tiền công như sau:

Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công được xác định bằng tổng số tiền lương, tiền công, tiền thù lao, các khoản thu nhập khác có tính chất tiền lương, tiền công mà người nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế theo hướng dẫn tại khoản 2, Điều 2 Thông tư này.

Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế.

Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho người nộp thuế.

Các khoản giảm trừ thuế thu nhập cá nhân

Căn cứ Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC, được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 25 Thông tư 92/2015/TT-BTC. Khi đóng thuế thu nhập cá nhân sẽ được giảm trừ các khoản sau:

1, Giảm trừ gia cảnh

Căn cứ Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 quy định về mức giảm trừ gia cảnh như sau:

  • Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm)
  • Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

2, Giảm trừ đối với các khoản đóng bảo hiểm, Quỹ hưu trí tự nguyện

3, Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học

Người phụ thuộc bao gồm

  • Con dưới 18 tuổi (tính đủ theo tháng)
  • Con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động.
  • Con đang theo học đại học. Con từ 18 tuổi trở lên mức thu nhập không quá 1.000.000 đồng /năm.
  • Cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ nuôi

Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:

  • Bị khuyết tật, không có khả năng lao động.
  • Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.

Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.

Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với khoản thu nhập từ tiền lương

Điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định về biểu thuế luỹ tiến từng phần như sau:

Biểu thuế luỹ tiến từng phần được quy định như sau

Bậc thuếPhần thu nhập tính thuế/năm

(triệu đồng)

Phần thu nhập tính thuế/tháng

(triệu đồng)

Thuế suất (%)
1Đến 60Đến 55
2Trên 60 đến 120Trên 5 đến 1010
3Trên 120 đến 216Trên 10 đến 1815
4Trên 216 đến 384Trên 18 đến 3220
5Trên 384 đến 624Trên 32 đến 5225
6Trên 624 đến 960Trên 52 đến 8030
7Trên 960Trên 8035

 

Tùy thuộc vào thu nhập tính thuế từ tiền lương của cá nhân sẽ có từng mức thuế suất khác nhau.

Đối với cá nhân thuộc trường hợp phải đóng thuế thu nhập cá nhân theo phương pháp khấu trừ thuế thì thuế suất là 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.

Như vậy theo quy định trên, nếu cá nhân không có người phụ thuộc. Thì cá nhân đó sẽ phải đóng thuế khi có thu nhập từ 11 triệu đồng/tháng trở lên thì sẽ phải đóng thuế thu nhập cá nhân.

Trên đây là bài viết của Bình Dương law về bồi thường khi đường dây tải điện đi qua. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn. Chúng tôi có đội ngũ luật sư giỏi chuyên tư vấn luật: đất đai, dân sự, lao động, hôn nhân gia đình,…

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây