thủ tục khỏi kiện đòi nợ dân sự.
Khởi kiện là một quyền của cá nhân, tổ chức được pháp luật quy định. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm phạm. Thế nhưng nhiều người vẫn chưa biết thủ tục để thực hiện quyền này như thế nào. Hôm nay Luật sư giỏi sẽ hướng dẫn các bạn về thủ tục khởi kiện đòi nợ dân sự.
Quyền khởi kiện
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Như vậy khi cho vay tiền nhưng người vay không chịu trả nợ. Điều đó làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của bạn. Thì các bạn có thể thực hiện thủ tục khởi kiện đòi nợ dân sự.
Thời hiệu khởi kiện
Theo quy định tại Điều 429 quy định: Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Như vậy thời hạn để thực hiện thủ tục khởi kiện đòi nợ dân sự là 03 năm.
Thành phần hồ sơ thủ tục khởi kiện đòi nợ dân sự
Đơn khởi kiện.
Bản sao Hợp đồng vay tiền, Giấy vay tiền… (nếu có).
Bản sao chứng thực Giấy tờ tùy thân như Chứng minh nhân dân, hộ chiếu, Căn cước công dân, sổ hộ khẩu… của người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan…
Các tài liệu, chứng cứ khác.
Tòa án có thẩm quyền giải quyết thủ tục khởi kiện đòi nợ dân sự
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự, Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.
Đồng thời, theo điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật này, Tòa án nhân dân nơi bị đơn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.
Căn cứ các quy định trên, người cho vay nếu muốn khởi kiện đòi nợ thì có thể gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người vay cư trú hoặc làm việc.
Cách thức nộp hồ sơ thủ tục khởi kiện đòi nợ dân sự
Khoản 1 Điều 190 Bộ luật Tố tụng dân sự nêu rõ, các phương thức người cho vay có thể gửi đơn khởi kiện cùng tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền gồm:
– Nộp trực tiếp tại Tòa;
– Gửi theo đường dịch vụ bưu chính đến Tòa án;
– Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử thông qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Thời gian giải quyết thủ tục khởi kiện đòi nợ dân sự
Việc giải quyết đơn khởi kiện và yêu cầu khởi kiện đòi nợ được quy định tại các Điều từ 191 đến 220 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Cụ thể:
Tiếp nhận đơn
– Sau khi nhận được đơn khởi kiện, Tòa án sẽ phân công Thẩm phán xem xét đơn này trong thời gian 03 ngày làm việc.
– Trong thời gian 05 ngày kể từ ngày được phân công. Thẩm phán sẽ đưa ra quyết định sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện. Thụ lý vụ án; chuyển cho đơn vị khác hoặc trả lại đơn khởi kiện.
Nộp tạm ứng án phí
Sau khi đơn khởi kiện được tiếp nhận, xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền. Thì Thẩm phán sẽ thông báo cho người khởi kiện đến nộp tiền tạm ứng án phí (nếu có). Người này phải nộp trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được giấy báo và nộp lại biên lai cho Tòa.
Ra thông báo thụ lý vụ án
– Trong thời hạn 03 ngày, Thẩm phán thông báo về việc thụ lý vụ án.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án.
Chuẩn bị xét xử
– Chuẩn bị xét xử trong thời gian 04 tháng. Trong thời gian này, Tòa sẽ tiến hành lập hồ sơ vụ án, thu thập chứng cứ, hòa giải… Nếu vụ án phức tạp hoặc có tình tiết bất khả kháng, trở ngại khách quan thì có thể gia hạn nhưng không quá 02 tháng.
– Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì Tòa sẽ mở phiên tòa.
Như vậy có thể thấy, nếu không có tình tiết phức tạp thì một vụ án khởi kiện đòi nợ có thể kéo dài trong khoảng 06 tháng. Nếu phức tạp thì có thể kéo dài trong khoảng 08 tháng.
Phí, lệ phí khởi kiện
Khi khởi kiện đòi nợ nói riêng và khởi kiện nói chung. Người khởi kiện phải nộp tạm ứng án phí và tùy vào kết quả sau khi xét xử để xác định người nào phải nộp án phí.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị quyết 326 năm 2016. Khi đòi nợ thì vụ án dân sự thuộc trường hợp có giá ngạch. Do đó, căn cứ vào giá trị của tài sản vay nợ hoặc số tiền vay để xác định mức án phí phải nộp. Như vậy khi thực hiện thủ tục khởi kiện đòi nợ dân sự. Mức án phí các bạn phải nộp sẽ tùy thuộc vào số tiền vay nợ. Số tiền vay nợ càng cao thì mức án phí phải đóng càng nhiều.
Trên đây là bài viết của Luật sư giỏi các bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được Tư vấn luật cụ thể hơn.