Việc giao thiếu hàng hay giao hàng không đảm bảo chất lượng là việc không còn xa lạ trong việc thực hiện hợp đồng. Nhất là giữa các doanh nghiệp với nhau. Vậy pháp luật quy định như thế nào đối với những trường hợp này.
Quyền từ chối nhận hàng
Điều 39 Luật thương mại 2005, quy định về hàng hóa không phù hợp với hợp đồng như sau:
Trường hợp hợp đồng không có quy định cụ thể thì hàng hoá được coi là không phù hợp với hợp đồng khi hàng hoá đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của các hàng hoá cùng chủng loại;
Không phù hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên mua đã cho bên bán biết hoặc bên bán phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng;
Không bảo đảm chất lượng như chất lượng của mẫu hàng hoá mà bên bán đã giao cho bên mua;
Không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường đối với loại hàng hoá đó hoặc không theo cách thức thích hợp để bảo quản hàng hoá trong trường hợp không có cách thức bảo quản thông thường.
Cũng theo quy định tại khoản 2 Điều này. Khi bên giao giao hàng hóa không phù hợp với hợp đồng. Thì bên mua có quyền từ chối nhận hàng.
Yêu cầu giao phần hàng còn thiếu hoặc thay thế hàng hóa phù hợp
Điều 41 Luật thương mại 2005 quy định khắc phục trong trường hợp giao thiếu hàng, giao hàng không phù hợp với hợp đồng như sau:
- Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu hợp đồng chỉ quy định thời hạn giao hàng và không xác định thời điểm giao hàng cụ thể mà bên bán giao hàng trước khi hết thời hạn giao hàng và giao thiếu hàng hoặc giao hàng không phù hợp với hợp đồng thì bên bán vẫn có thể giao phần hàng còn thiếu hoặc thay thế hàng hoá cho phù hợp với hợp đồng hoặc khắc phục sự không phù hợp của hàng hoá trong thời hạn còn lại.
- Khi bên bán thực hiện việc khắc phục quy định tại khoản 1 Điều này mà gây bất lợi hoặc làm phát sinh chi phí bất hợp lý cho bên mua thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán khắc phục bất lợi hoặc chịu chi phí đó.
Theo quy định trên, bên mua có quyền yêu cầu bên bán giao đủ số hàng còn thiếu. Hoặc thay thế số hàng đó bằng một hàng hóa khác phù hợp với hợp đồng. Trường hợp bên bán khắc phục việc giao thiếu hàng mà làm phát sinh chi phí cho bên mua. Thì bên bán phải chịu phần chi phí đó.
Phạt vi phạm hợp đồng
Theo quy định tại Điều 300 Luật thương mại 2005.
Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này.
Bên mua có thể phạt vi phạm hợp đồng. Nếu có sự thỏa thuận việc giao thiếu hàng là căn cứ để phạt vi phạm hợp đồng.
Trên đây là bài viết của Bình Dương law. Nếu bạn có câu hỏi hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn luật cụ thể. Chúng tôi có đội ngũ luật sư giỏi với kinh nghiệm chuyên sau và đa dạng lĩnh vực.